Tín lý Ngựa_Kiền_Trắc

Sau hình ảnh ngựa Kiền thì trong các bộ Tạng kinh, đức Phật Thích Ca có nhắc đến khoảng hai lần nữa hình ảnh của con ngựa để liên hệ đến con người, làm bài học giáo huấn đệ tử. Chẳng hạn như trong Tương Ưng Bộ kinh có bài kinh tên Gậy thúc ngựa chỉ về bốn loại ngựa hay, tương đương với bốn hạng người biết giác ngộ. Trong Luật Tạng kinh Vinaya Pikata thì có nhắc đến tám loại ngựa chứng. Tám loại ngựa này cũng tương ứng với những tâm tánh xáo động và bất tịnh cần sửa đổi của con người.

Bốn ngựa hay

Giới hạn thức tỉnh của các hạng người nêu trong bài kinh này có khác nhau nhưng họ đều được xếp vào nhóm những người hay, biết giác ngộ được chân lý cuộc sống, dẫu có khi là khá muộn màng. Nhưng thà rằng muộn màng còn hơn có những người suốt cuộc đời của họ cứ lao theo những ham muốn tiền tài, danh vọng, xa hoa, phù phiếm cho riêng bản thân mình, rồi đến ngày mọi thứ bỗng chốc hóa hư không. Bốn loài ngựa đó là:

  • Ngựa vừa chỉ thấy bóng roi đã chạy: Tương tự là hạng người khi nghe có người hoạn nạn cách đây trăm dặm thì liền tỉnh ngộ, sau đó tu tập và đạt kết quả. Họ ngộ ra rằng, cuộc sống là vô thường, người ta hoạn nạn, già, bệnh, mất thì có một ngày không xa mình cũng y như thế. Từ sự thấy biết vô thường đó, họ bắt đầu biết tỉnh thức trước các sự kiện xung quanh mình, họ bớt tham, sân, si, họ biết thu thúc đời mình chứ không lao theo tự ngã, dục lạc quá đà.
  • Ngựa không sợ bóng roi nhưng khi nhịp nhẹ roi trên lưng thì sợ mà chạy: Khi nghe thấy có người hàng xóm mình hoạn nạn, ốm đau thì họ cũng giật mình thức tỉnh lo tu tâm tánh.
  • Ngựa khi bị đánh đau trên lưng mới chịu chạy: đánh đau trên lưng tức là tới khi có người bà con thân thuộc trong gia đình, là ông bà cha mẹ, anh chị em mình gặp hoạn nạn, đau ốm thì họ mới giật mình tu dưỡng phục thiện.
  • Ngựa chỉ chịu chạy khi bị gậy thúc đau đến thấu xương: Có người khi thấy người hoạn nạn ở xa trăm dặm thì thôi kệ, đến hàng xóm cũng xem là chuyện người khác không can đến mình. Thậm chí ngay cả khi đến những người bên cạnh, ông bà cha mẹ anh chị em, những người mà mình hằng ngày vui buồn cùng họ gặp hoạn nạn mà mình cũng không để tâm. Đợi đến khi chính bản thân đau, như ngựa bị roi gai đâm vào mình đau quằn quại thì mới hoảng hồn thức tỉnh.

Tám ngựa chứng

Trái lại với bốn hạng người tốt trong bài kinh Gậy thúc ngựa trên thì kinh Phật cũng chia các hạng người xấu, khó trị thành tám loại, tương ứng với 8 hạng ngựa hung dữ (ngựa chứng). Đó là những con người khi được bạn bè nhắc nhở và phê bình, chỉ ra khuyết điểm của bản thân trong các cuộc họp thì tỏ thái độ bất mãn, chống đối thay vì ghi nhận và cố gắng sửa đổi.

Tám loại ngựa hung hăng này không mấy xa lạ, trái lại nó luôn hiện hữu đầy đủ trong tâm thức của mỗi con người ít hay nhiều, Trong Phật giáo cũng có câu “Tâm viên ý mã”, tức chỉ tâm con người như con khỉ, con vượn, luôn nhảy nhót, ý của người đời thì như con ngựa, thích chạy rông. Nếu không kiềm chế được con khỉ, con ngựa ấy trong tâm thì rất dễ sinh chuyện, cũng như khi con người mất bình tĩnh trong chốc lát đã có thể biến thành tai họa. Trong Kinh Di Giáo có nói đến ý này rằng: “Cũng như ngựa dữ không cương, tức đưa người cưỡi đi thẳng xuống hố sâu”.

Các loại ngựa ấy như sau:

  • Hạng người ưa cãi, chối bai bải được coi như giống con ngựa dữ bị tra hàm thiếc và roi mà vẫn hục hặc không chịu bước đi.
  • Hạng người cứ đứng lầm lì, không thèm ừ hữ, xác định xem khuyết điểm vừa nêu là đúng hay sai. Người này cũng giống như con ngựa dữ dựa vào hai bên gọng xe, không chịu đi.
  • Hạng người thích trả đũa, bới móc trở lại lỗi lầm của người vừa chỉ tội mình. Đây là hạng người giống như con ngựa dữ ngã nhào xuống đất, xây xước đầu gối, làm gãy gọng xe.
  • Hạng người chê bai người cử tội mình, cho là ngu dốt, không xứng đáng để mắt tới. Họ như con ngựa dữ chạy thụt lui không chịu tiến bước.
  • Hạng người đem lòng oán hận, thù vặt người chỉ lỗi mình. Đó là người như con ngựa chạy bừa, bất kể đường xấu, làm cho xe hư bánh gãy trục.
  • Hạng người không sợ lầm lỗi, chẳng biết ngán ai, bỏ cuộc họp ra ngoài. Họ giống như con ngựa dữ bất kể nài và roi, ngậm hàm thiếc chạy càn mà vô phương cứu chữa.
  • Hạng người tỏ thái độ giận dữ, khoa tay múa chân, la hét và thốt ra lời thô ác... Người đó giống như con ngựa dữ dựng ngược hai chân và sùi bọt mép.
  • Hạng người bướng bỉnh không muốn ai đụng chạm đến mình, nên khi bị phê bình liền cởi áo vứt ra trước cuộc họp, lớn tiếng dọa từ bỏ đoàn thể để vạ cho người xây dựng mình. Họ cũng giống như con ngựa dữ lồng lộn bỏ đi khi nài quất roi vì ngang bướng.

Ngựa trắng

Trên phương diện lịch sử, ngựa là một trong những nhân tố tích cực hỗ trợ cho sự xuất thế vĩ đại của những Đấng Đại Sĩ mà sau này sẽ trở thành Phật Toàn Giác, Bậc Chiến Thắng (Maharavia), xóa tan bức màn vô minh và chấm dứt mọi sanh tử luân hồi. Không chỉ có duy nhất Tất Đạt Đa đi xuất gia bằng ngựa, trong bộ Phật Sử còn ghi lại rất nhiều sự xuất gia của các vị Phật mà ngựa cũng là một trong những phương tiện thường nói đến nhất gồm:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa_Kiền_Trắc http://www.rootinstitute.com/buddhism_shakyamuni_s... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nhung-con-ng... http://www.watlaori.org/who%20is%20buddha.pdf https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul...